Đèn cảnh báo trên xe ôtô là tín hiệu quan trọng để người lái nhận biết những dấu hiệu hư hỏng nhằm kịp thời sửa chữa, tránh những tai nạn.

Đèn cảnh báo hệ thống phanh 

Cần lưu ý khi thấy những đèn cảnh báo này trên ô tô

Khi đèn này báo sáng, cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề, má phanh bị mòn quá mức, hoặc thiếu dầu phanh. Khi đạp phanh sẽ có cảm giác mềm hơn bình thường, phanh khó ăn hơn, cảm giác chanh phanh mềm còn có thể do hỏng một trong số các cupen phanh làm giảm hoặc mất áp suất dầu phanh.

Đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn 

Cần lưu ý khi thấy những đèn cảnh báo này trên ô tô

Loại đèn này thường xuất hiện ngay sau khi khởi động động cơ và mất ngay sau 1 đến 2 giây. Tuy nhiên nếu đèn sáng liên tục, có nghĩa là xe đang hoạt động trong tình trạng thiếu hoặc không có dầu bôi trơn. Tình trạng này có thể khiến động cơ bị bó, các chi tiết trong động cơ không được bôi trơn/làm mát sẽ gây hỏng động cơ. Tốt nhất nên dừng xe, kiểm tra dầu nhớt và đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng sửa chữa.

Đèn cảnh báo nhiệt độ

Cần lưu ý khi thấy những đèn cảnh báo này trên ô tô

Khi đèn TEMP sáng chứng tỏ nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn (động cơ nóng quá mức). Các chi tiết giãn nở quá mức khiến chúng bị kẹt hoặc gãy vỡ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc, bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục làm tiêu hao nhiên liệu hơn. Kiểm tra mức nước trong bình nước phụ, tuyệt đói không mở nắp két nước hoặc bình nước phụ khi còn nóng bởi nước nóng sẽ gây bỏng. Việc sử dụng đúng chủng nước làm mát sẽ giúp động cơ vận hành bền bỏ và ổn định hơn.

Đèn cảnh báo áp suất lốp

Cần lưu ý khi thấy những đèn cảnh báo này trên ô tô

Đèn sẽ sáng khi áp suất lốp trong xe không đảm bảo, thường đèn xuất hiện khi áp suất lốp thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn. Nếu để tình trạng lốp non sẽ làm cho lực phanh và lực bám không đều, tăng nguy cơ nổ lốp, gây mất an toàn cho người trong xe. Nguyên nhân có thể do lốp bị bục hoặc khí thẩm thấu ra ngoài. Cần kiểm tra và bơm hơi theo khuyến cáo trên sườn lốp.Đèn cảnh báo áp suất lốp - Đèn sẽ sáng khi áp suất lốp trong xe không đảm bảo, thường đèn xuất hiện khi áp suất lốp thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn. Nếu để tình trạng lốp non sẽ làm cho lực phanh và lực bám không đều, tăng nguy cơ nổ lốp, gây mất an toàn cho người trong xe. Nguyên nhân có thể do lốp bị bục hoặc khí thẩm thấu ra ngoài. Cần kiểm tra và bơm hơi theo khuyến cáo trên sườn lốp.

 Đèn báo hệ thống túi khí

Cần lưu ý khi thấy những đèn cảnh báo này trên ô tô

Hệ thống túi khí hoạt động khi xảy ra va chạm manh, đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe. Tuy nhiên khi cảnh báo hệ thống túi khi sáng có nghĩa hệ thống này đang ngừng hoạt động, và túi khí có thể không bung ra trong trường hợp cần thiết. Cần kiểm tra và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho người trong xe trước khi lưu thông.Đèn báo hệ thống túi - khí Hệ thống túi khí hoạt động khi xảy ra va chạm manh, đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe. Tuy nhiên khi cảnh báo hệ thống túi khi sáng có nghĩa hệ thống này đang ngừng hoạt động, và túi khí có thể không bung ra trong trường hợp cần thiết. Cần kiểm tra và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho người trong xe trước khi lưu thông.

Xe360.vn (theo Zing)

Tin liên quan

Ngập xe

Làm gì khi xe gặp lũ?

Không ít tai nạn đáng tiếc liên quan tới mùa mưa bão khiến những con đường ngập nước trở nên đáng sợ. Nắm được những quy tắc cơ bản có thể giúp tránh phần nào tổn thất.

chăm sóc xe

Bạn đã chăm sóc xe đúng cách?

Thực tế, hàng triệu xe hơi ở Việt Nam không được chăm sóc đúng cách, dẫn đến hậu quả như: nứt gãy bề mặt da, vỏ xe, các chi tiết bằng nhựa...

Kỹ năng lái xe

Những kỹ năng lái xe êm ái (phần 1)

Nếu bạn chỉ được học duy nhất một kỹ năng để nâng cao khả năng lái xe thì kỹ năng đó nên là nghệ thuật để lái xe êm ái.

Lái xe qua ngã tư

Những thói quen cứu mạng bạn khi qua giao lộ

Giao lộ luôn là nơi tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn cao, chiếm tới trên 80% số vụ tai nạn trong thành phố.

Lái Xe

Những bí kíp phải thuộc nằm lòng để đối mặt với mưa bão khi đang lái xe

Để tay lên đùi, không nghe điện thoại, không chạm và các vật kim loại là cách tối ưu để tránh bị sét đánh khi ngồi trong xe.

lái môtô

Kỹ năng trả số khi lái môtô

Trả số và phanh khi gặp chướng ngại vật là hai kỹ năng nhanh nhất để làm chủ chiếc xe.